Nghệ nhân Pham Duy Cương và hành trình gìn giữ thanh âm của Sứ
Đôi nét tiểu sử nghệ nhân Phạm Duy Cương - Nghệ nhân Hà Nội
Nghệ nhân Phạm Duy Cương sinh năm 1962 Được biết tới là người sáng tạo ra Bài men Lam phục chế đậm chất Cung đình Huế và được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Gốm sứ Hà Nội.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm gốm tại Gốm cổ truyền Bát Tràng, từ nhỏ ông Phạm Duy Cương đã quen với đất sét, bàn xoay và hình ảnh người cha cẩn trọng, tỉ mẩn trong từng khuôn gốm, từng nét bút. Gốm sứ đối với ông vừa là đam mê, vừa là truyền thống gia đình.
Năm 1979, ông Cương tham gia vào lớp học sinh khóa 19 học nghề tại xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, sau khi học và sản xuất 1 năm thì đến năm 1980 ông tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về. Để rèn luyện thêm tay nghề Ông làm việc chính thức tại Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng , chuyên tạo mẫu, làm áp dụng thực hành tất cả các kỹ thuật gốm sứ, từ tạo hình, men màu đến đun lò. Sớm đã thấm nhuần cái cốt cái hồn của gốm sứ cùng mong muốn phát triển nghề truyền thống gia đình, năm 1986 ông trở về tiếp quản công việc của gia đình
Thương hiệu Cương Duyên ra đời
Năm 1991, ông kết hôn và sáng lập thương hiệu Cương Duyên cùng người bạn đời của mình là bà Phạm Thị Duyên Tập trung các sản phẩm chuyên về sắc Men Lam. Sở dĩ thương hiệu Cương Duyên đến với sắc men lam là bởi nó là một trong những sắc màu đặc trưng của Gốm Sứ Bát Tràng. Dù đã có một lịch sử phát triển lâu đời nhưng sắc men lam chưa bao giờ lỗi mốt.
Điểm thú vị của gốm sứ men lam là nhờ sự trung tính trong màu sắc và đa dạng sắc độ của mình, chúng có thể dễ dàng kết hợp với nhiều bối cảnh, phong cách khác nhau. Ai yêu thích gốm sứ đều hiểu rằng xanh lam cổ là màu sắc đặc trưng của gốm sứ xa xưa Và đặc biệt được sử dụng chuyên sâu trong chế tác các Vật phẩm thờ tâm linh.
Con đường trở thành nghệ nhân Gốm Bát Tràng
Sau nhiều năm nối nghiệp gia đình, thổi vào từng sản phẩm là sự đam mê, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nhưng tuyệt đối không đánh mất cái hồn cái cốt của gốm sứ Bát Tràng. Trong sự thay đổi của chóng mặt của sự du nhập các nền văn hóa gốm sứ từ nước ngoài đổ về, Ông Phạm Duy Cương quyết giữ gìn, Bảo tồn quy trình chế tác thủ công truyền thống làng nghề Bát Tràng. Bảo tồn giá trị gốc của Gốm Sứ từ cốt đất cho tới thần thái của những đường nét cẩn hoạ bằng tay, Men màu đặc trưng nguyên bản giá trị văn hoá/lịch sử/con người thể hiện qua bí quyết của ông Cương mà toát lên vẻ đẹp thanh nhã. Vào thời điểm này ông được các nghệ nhân trong làng gốm Bát tràng công nhận là một trong những nghệ nhân tâm huyết, kỹ thuật tay nghề cao
Bài men lam Huế trứ danh
Duyên nghề đến với nghệ nhân Pham Duy Cương vào năm 2000 khi xưởng chế tác nhận được đơn hàng đặc biệt của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế: Dự án phục chế các đồ gốm sứ hiện vật tại không gian sinh sống của gia đình Vua Bảo Đại, cụ thể là tại di tích khu nhà ở của Bà Tử Cung – vị hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Sau rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm , những sản phẩm phục chế đã thành công ngoài mong đợi và bài men lam Huế từ đó đã đưa thương hiệu Cương Duyên trở thành đơn vị hàng đầu về chế tác các sản phẩm Gốm Sứ không chỉ chất lượng cao mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, tinh hoa của thủ công Mỹ Nghệ. Trong Festival Nghề truyền thống toàn quốc lần thứ VII với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, thương hiệu đã vinh dự đạt giải nhì với tác phẩm đĩa D70 men lam “Ký ức cố đô”.
Sự sáng tạo không ngừng nghỉ
Đi cùng với sự phát triển của thời đại, Nghệ nhân Phạm Duy Cương không dừng chân lại mà vẫn tiếp tục tiến bước trau dồi những giá trị mới để đem tới nhiều sản phẩm sáng tạo hơn theo cách riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dòng gốm sứ Bát Tràng bao đời nay.
Trên hành trình lưu trữ, kế thừa và phát huy những giá trị nguyên bản nhất, không chỉ đơn thuần bước theo dấu chân của các bậc cha chú đi trước, mà còn kỳ vọng tạo nên những trải nghiệm mới, nơi tôn vinh những vẻ đẹp tuyệt hảo, nơi những nét vẽ hoa văn thể hiện được tâm hồn và tinh thần của thời đại, nơi tiếng vang của Gốm Sứ sở hữu một tiếng nói rất riêng, nơi cảm xúc của người yêu gốm thăng hoa.
Phạm Duy Cương - Nghệ nhân Hà Nội
Nhiều năm giữ gìn “thanh âm của gốm sứ Bát Tràng”, cùng với sức sang tạo không ngừng nghỉ. Với những thành tựu đã đạt được ông Phạm Duy Cương đã được phong tặng danh hiệu Nghệ Nhân Hà Nội. Góp phần lưu giữ “Tinh hoa nghề việt”, truyền từ đời này sang đời khác.
Gìn giữ và truyền lửa để lò gốm Bát Tràng không bao giờ tắt
Dòng chảy ngầm
Có một “dòng chảy ngầm” luôn tồn tại trong người dân Bát Tràng, ấy là tình yêu với gốm. Khi mới 5 – 10 tuổi, theo chân bố mẹ vào xưởng, thứ đồ chơi đầu tiên mà trẻ em làng gốm Bát Tràng có được là hòn đất thô mộc. Sớm được chạm vào gốm, tận mắt xem người lớn nặn, khắc, vẽ, nung để tạo ra sản phẩm làm đẹp cho đời, những đứa trẻ của làng Bát Tràng lớn lên và theo nghề, tự nhiên như hơi thở, tiếp nguồn truyền thống với ngọn lửa khát khao đổi mới, làm giàu cho quê hương. Theo Bảo Khánh – HNMO
Lưu giữ, Kế thừa và phát huy giá trị nguyên bản của gốm sứ Bát Tràng
Song hành cùng thời đại mới, cùng với sự du nhập văn hóa, cách làm gốm từ các nước trên thế giới. Những sản phẩm mới tuy rất hào nhoáng nhưng không có giá trị lâu bền. Giữ được cách thức của ông bà xưa truyền lại là điều cha ông Phạm Duy Cương đã dạy cho con mình. Giữ vững được giá trị nguyên bản của Gốm Sứ bây giờ cũng như giữ gìn lại văn hóa, bản sắc dân tộc.
Không chạy theo những vật liệu rẻ, công nghiệp hóa mọi quy trình chế tác, bảo tồn giá trị thủ công, tinh hoa của Mỹ Nghệ Việt là điều đã và đang được nghệ nhân Phạm Duy Cương truyền cho con mình và các học trò. Xưởng gốm sứ Cương Duyên là nơi những nghệ nhân trong tương lai đang được rèn luyện, thấm nhuần giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc quê hương. Một người học vẽ họa tiết phải mất 3 năm học nét, 2 năm học lơ màu và thêm nhiều năm nữa kiên trì rèn luyện với niềm đam mê, tình yêu nghề mới có thể thành tài. Mỗi một tác phẩm họa trên nền gốm phải đều được vẽ tay thủ công 100%, một người thợ lâu năm phải thể hiện được cái thần, cái hồn trong từng đường nét đậm nhạt, từng thủ pháp tinh hoa. Đó mới chính là giá trị nguyên bản của gốm sứ cần bảo tồn. Quan trọng hơn là cái nghề của gia đình, là giá trị truyền thống được truyền lại. Cũng giống như cha mình, ông Phạm Duy Cương cũng đang dạy con mình cách để làm sao lò gốm Bát Tràng không bao giờ tắt lửa.
Lời kết
Trong mớ âm thanh ồn ào hỗn độn của thị trường, thương hiệu Cương Duyên được chào đón bởi những người vốn mệt mỏi phải chạy theo những giá trị hào nhoáng và tìm về lại những giá trị truyền thống, xưa cũ nhưng không hề lỗi thời mà bền bỉ, trường tồn với thời gian. Để làm được điều đó là tâm huyết của những người Nghệ Nhân như ông Phạm Duy Cương miệt mài gìn giữ, phát triển và truyền lại cho đời sau.
Bài viết liên quan:

Lễ cúng thổ công gồm những gì? Những việc cần làm khi cúng thổ công
Lễ cúng thổ công là nét văn hóa truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Theo đó, nghi lễ này sẽ được thực hiện khi gia chủ chuẩn bị khởi...

Bàn thờ thổ công - Đặt bàn thờ thổ công theo chuyên gia phong thủy
Thờ Thổ Công là nét đẹp văn hóa truyền thống và gắn liền với đời sống người Việt. Việc thờ cúng Thổ Công sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà...

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên 3 cấp phong thủy đón tài lộc
Thờ phụng tổ tiên là truyền thống quý giá của người dân Việt Nam. Chính vì thế cách sắp xếp bàn thờ gia tiên 3 cấp phong thủy đúng cách...

Tổng hợp top mẫu chóe thờ phổ biến nhất hiện nay
Mỗi bộ đồ thờ cúng trọn bộ đều có sử dụng chóe thờ bởi đây là một trong những vật phẩm mang lại một ý nghĩ tâm linh trong văn...

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy
Bàn thờ gia tiên là nét văn hóa lâu đời của người Việt ta để thể hiện lòng biết ơn đến các vị tiên tổ, ông bà đã khuất. Việc...
Viết bình luận