Liên hệ
Trong văn hoá thờ cúng của người Việt Nam, Bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên mỗi ban thờ. Lư hương 16 Vuốt tay Lam Huế Cẩm quy Trường Thọ là một sản phẩm nằm trong bộ thờ cúng men Lam của thương hiệu gốm sứ Cương Duyên. Kích thước: đường kính miệng: 16cm, chiều cao 12cm, đường kính đáy: 10cm.
1.Trong văn hoá thờ cúng của người Việt Nam, Bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên mỗi ban thờ. Lư hương 16 Vuốt tay Lam Huế Cẩm quy Trường Thọ là một sản phẩm nằm trong bộ thờ cúng men Lam của thương hiệu gốm sứ Cương Duyên. Kích thước: đường kính miệng: 16cm, chiều cao 12cm, đường kính đáy: 10cm. Cách bài trí: Bát hương được đặt ở vị trí trang trọng nhất của ban thờ. Trong văn hoá tín ngưỡng thường được đặt theo số lẻ: một, ba hoặc năm bát hương. Lư hương men Lam vẽ Cẩm quy chữ Thọ là một vật phẩm thờ cúng để bày tỏ lòng thành kính cầu cúng Thần Thánh. Bát hương là nơi linh thiêng chứa đựng những giá trị truyền thống được lưu giữ qua bao đời nay. Đồng thời cũng là nơi mỗi người con Việt gửi gắm tấm lòng thành kính đến Phật Thánh... Lư hương màu men Lam truyền thống của làng gốm Bát Tràng là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi màu men cổ tinh, có chiều sâu được nung ở nhiệt độ cao lên đến 1350 độ C. Hoạ tiết trên Bát hương được vẽ tay thủ công 100% đường nét tinh tế, sắc sảo nổi bật lên hình tượng Ngũ Long tượng trưng cho sự uy quyền sức mạnh vĩnh cửu. Lư hương được xưởng gốm sứ Cương Duyên chế tác mang theo cả tấm lòng và sự thành kính của người nghệ nhân cùng tấm lòng của tất cả người dân Việt dâng lên Phật Thánh. Chữ cẩm ở đây mang ý nghĩa là gấm, hoa văn được lặp đi lặp lại nhiều lần, mang nhiều điều tốt đẹp và may mắn. Quy tức là con rùa, tượng trưng cho sự trường thọ, bền bỉ, lâu dài. Cẩm quy chữ Thọ là bộ hoa văn được vẽ trồng lớp giống nhau, được vẽ cách điệu đi giống hình mai của con rùa là một con vật nằm trong bộ tứ linh “ Long - Ly - Quy - Phụng” tượng trưng cho sự trường thọ, lâu dài, mang lại nhiều điềm tốt cho người đời. Vì vậy người xưa hay lấy hình tượng đấy làm hình tượng cát tường. Tiến dâng Lư hương hình ngũ long lên ban thờ không chỉ bày tỏ lòng thành kính tâm thành đối với bề trên. 2. Phân biệt các loại Bát hương truyền thống của làng nghề Bát Tràng Bát hương lựu: đây là dáng Bát hương cổ ngày xưa được người dân miền Bắc và Huế Việt Nam sử dụng. Với phần miệng và bụng phình to, giúp tàn nhang ít rơi ra ngoài. Bát hương vành song: Bát hương miệng tròn trịa, mềm mại. Phần miệng Bát hương được dáng tròn. Bát hương miệng bằng: Bát hương có những dấu triện trên vành miệng Bát hương bằng phẳng tạo nên Bát hương khỏe khoắn và trang nghiêm. Lư hương: Bát hương có phần miệng và thân phình to, giúp tàn nhang không bị rơi ra ngoài. Các Bát hương truyền thống Bát Tràng được phủ lên một lớp men Lam truyền thống, đây là những sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi màu men cổ tinh tế có chiều sâu được nung ở nhiệt độ cao lên đến 1350 độ C.